Cám ơn các bạn đã luôn ủng hộ và đồng hành cùng IMS.
Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau nhìn nhận về khía cạnh rủi ro lớn nhất của Visa phụ thuộc hay còn gọi là Đoàn Tụ Gia Đình
Giờ làm thêm
Quan hệ hôn nhân
Như các bạn đã biết, những bạn sở hữu Tư cách kỹ sư có thể bảo lãnh vợ và con cái qua Nhật sống cùng. Và Tư cách của vợ, con của người visa kỹ sư sẽ là Visa phụ thuộc/Đoàn Tụ Gia Đình. Ý nghĩa của Visa Phụ Thuộc là như tên gọi của nó, nôm na là có thể hiểu sơ qua là gồm 3 khái niệm: Visa, bảo hiểm và Thuế.
Mình đã chia sẻ rất nhiều bài viết về visa phụ thuộc/đoàn tụ gia đình. Các bạn có thể đọc thêm ở đường Link bên dưới nhé:
-
LỢI ÍCH CỦA TƯ CÁCH/ VISA ĐOÀN TỤ GIA ĐÌNH TẠI NHẬT BẢN (1)
-
LỢI ÍCH CỦA TƯ CÁCH/ VISA ĐOÀN TỤ GIA ĐÌNH TẠI NHẬT BẢN (2)
-
LỢI ÍCH CỦA TƯ CÁCH/ VISA ĐOÀN TỤ GIA ĐÌNH TẠI NHẬT BẢN (3)
-
RỦI RO (3) VISA PHỤ THUỘC/ĐOÀN TỤ GIA ĐÌNH VÀ LÀM VIỆC TẠI NHẬT
-
RỦI RO (4) VISA PHỤ THUỘC/VISA ĐOÀN TỤ GIA ĐÌNH VÀ LÀM VIỆC TỪ XA
Tùy theo thu nhập, bạn có thể bị loại ra tình trạng phụ thuộc bảo hiểm và phát sinh nghĩa vụ đóng thuế. Tuy nhiên, Bảo hiểm và Thuế không phải là vấn đề lớn, vì bạn có thể tham gia bảo hiểm ở công ty bạn đang làm thêm hay bảo hiểm quốc dân độc lập với bảo hiểm của chồng. Riêng về Thuế, thì chồng bạn không được miễn giảm thuế thôi và buộc phải đóng thêm 1 khoản thuế. Tuy cũng thiệt hại về mặt kinh tế, nhưng đó điều là những vấn đề có thể điều chỉnh được, nhất là bạn có thêm thu nhập thì đóng 1 số khoản thuế hay bảo hiểm thì cũng không phải vấn đề to tát.
Tuy nhiên, về việc phụ thuộc Visa là 1 việc cực kỳ quan trọng. Vì là người nước ngoài ở Nhật Bản, chúng ta cần có tư cách lưu trú để tiếp tục ở lại Nhật Bản. Nếu bạn ở Nhật với Visa phụ thuộc, bạn chỉ có thể làm việc dưới 28 tiếng 1 tuần. Nếu vi phạm điều luật về thời gian làm việc, bạn sẽ không được gia hạn tiếp Visa phụ thuộc và bị buộc rời khỏi Nhật. Nếu là phụ nữ có gia đình, thì việc làm thêm dưới 28 tiếng cũng là hợp lý, vì thời gian còn lại của bạn sẽ là chăm sóc con cái và gia đình theo ý nghĩa của Visa. Vì là phụ nữ có gia đình, nên việc duy trì tình trạng visa phụ thuộc trong thời gian dài cũng là điều dễ dàng chấp nhận đối với 1 số chị em phụ nữ ưu tiên gia đình hơn sự nghiệp cá nhân.
Tuy nhiên, ngoài yếu tố trên phương diện pháp luật về số giờ làm thêm, bạn cũng cần chú ý đến 1 điểm có thể ảnh hưởng đến Visa phụ thuộc, đó chính là mối quan hệ hôn nhân. Nếu không còn quan hệ vợ chồng, bạn cũng không thể ở lại Nhật Bản với Tư cách lưu trú là phụ thuộc nữa. Khi đó, nếu muốn tiếp tục ở lại Nhật Bản, bạn cần đổi sang các loại tư cách lưu trú lao động khác. Mỗi loại tư cách lưu trú sẽ có một số điều kiện nhất định.
Nếu cả 2 vợ chồng đều thấu hiểu và duy trì một mối quan hệ bền chặt thì cũng không cần tính toán đến việc đổi sang tư cách lưu trú khác. Thế nhưng, việc phụ thuộc kinh tế đã là nỗi bất an khá lớn đối với chị em phụ nữ nói chung, phụ thuộc Visa còn là một nỗi căng thẳng đối với chị em ở Nhật nói riêng. Nếu người chồng không tinh tế hay ý nhị, đôi khi thốt ra những lời như [Không có tôi thì cô chỉ có cuốn gói về Việt Nam] [Không nhờ tôi đi cày ở công ty thì kiếm đâu thẻ bảo hiểm y tế cho cô phụ thuộc] hay những câu tương tự như vậy, thì đó là cú knock out khá lớn đối với người vợ. Dù vô tình hay cố ý thì những lời nói trên cũng phần nào thể hiện sự bất bình đẳng trong 1 mối quan hệ vợ chồng và sẽ gây ra cú số tâm lý khá lớn đối với người vợ.
Mỗi cây mỗi trái, mỗi nhà mỗi cảnh. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ phần nào nắm được đặc điểm của các loại Visa và sẽ có phương hướng chính xác cho những bước đi sắp tới của mình nhé. IMS hy vọng đồng hành với bạn trong mỗi bước đi ở Nhật.