RỦI RO (3) Visa phụ thuộc/Đoàn tụ gia đình và làm việc tại Nhật

RỦI RO KHI LÀM VIỆC KHÔNG ĐÚNG QUY ĐỊNH TƯ CÁCH LƯU TRÚ TẠI NHẬT (3) Visa phụ thuộc/đoàn tụ gia đình và làm việc tại Nhật

 

Chào các bạn,
Đây là bài viết thứ 3 mình nói về chủ đề RỦI RO khi làm việc KHÔNG ĐÚNG QUY ĐỊNH TƯ CÁCH LƯU TRÚ tại Nhật. Các bạn có thể tham khảo các bài viết cũ ở những đường Link bên dưới bài viết nhé.
Mình đã từng viết rất nhiều bài về Lợi ích của Visa phụ thuộc, còn gọi là Visa đoàn tụ gia đình. Bài viết rất dài nên mình đã tách ra làm 3 phần: Lợi ích về mặt pháp luật, xã hội, gia đình.

 

Thông thường, những bạn nữ hay nam đi theo chồng qua nhật với dạng visa này hay đối mặt với những vấn đề rủi ro sau, dẫn đến việc làm không đúng quy định của Tư cách lưu trú:

 


  1. Làm khi chưa đăng ký 資格外活動許可の申請, các bạn còn hay gọi là xin dấu làm thêm dưới 28 tiếng 1 tuần.

Bởi vì mục đích của Visa phụ thuộc/Đoàn tụ gia đình là sống cùng người thân và chăm sóc gia đình. Nên trước khi bắt đầu làm việc, phải các bạn phải tự đăng ký hoạt động ngoài tư cách lưu trú với cục xuất nhập cảnh địa phương và nhận được chấp thuận (được đóng dấu mặt sau của thẻ lưu trú).

 


  1. Làm việc quá 28 tiếng 1 tuần:

Quy định là dưới 28 tiếng 1 tuần, nên để an tâm, các chị em hay làm tối đa 27,5 tiếng 1 tuần. Việc làm quá giờ quy định của mỗi tuần nếu bị phát hiện thì sẽ bị từ chối gia hạn, nặng hơn là về nước và ảnh hưởng đến người bảo lãnh lần các hệ lụy khác khi các bạn muốn xin đổi quốc tịch hay Vĩnh Trú…
Tuy nói là ảnh hưởng, nhưng nếu vi phạm vấn đề này, các bạn nên có đơn giải trình khi gia hạn hay đổi quốc tịch, vĩnh trú hay nhờ các văn phòng Luật có kinh nghiệm đứng ra nộp và giải thích thay nhé.

 


  1. Làm việc ở những nơi buôn bán tình dục, cờ bạc

    Dù cho các bạn làm các công việc đơn thuần như dọn dẹp nấu ăn ở những cơ sở có hoạt động cờ bạc, mua bán tình dục…thì cũng sẽ bị cấm. Đây là quy định, vì không ai chắc được thực tế bạn có làm công việc khác trên danh nghĩa dọn dẹp, nấu ăn hay không.

    Nên lưu ý vấn đề này bạn nhé.

 


4. Không hiểu rõ khái niệm 1 tuần:

Ở Việt Nam, chúng ta quen với khái niệm là 1 tuần sẽ bắt đầu từ thứ 2 đến chủ nhật. Ở Nhật Bản cũng vậy. Tuy nhiên, nếu bạn có tham khảo và đọc kỹ thì các bạn sẽ thấy cục xuất nhập cảnh quy định rằng 1 tuần làm dưới 28 tiếng tức là tuần bắt đầu từ ngày nào cũng phải dưới 28 tiếng.
Ví dụ cho dễ hiểu:
1 tuần tính từ thứ 3 tuần này đến thứ 2 tuần sau.
1 tuần tính từ thứ 5 tuần này đến thứ 4 tuần sau.
Bạn cần có lịch làm cố định. Nếu có thay đổi thì không nên thay đổi quá khác biệt so với lịch ban đầu, để đảm bảo rằng nếu có tính tuần bắt đầu từ thứ mấy thì các bạn vẫn đảm bảo điều kiện dưới 28 tiếng.
Đọc đến đây, các bạn thấy cục xuất nhập cảnh Nhật Bản khó khăn quá đúng không ạ? Mình cũng cảm thấy vậy. Nhưng luật là luật. Quy định này áp dụng cho người phụ thuộc và du học sinh. Những người đến Nhật chủ yếu để chăm sóc gia đình và đi học. Vì mục đích chính không phải làm việc, nên nếu 2 đối tượng trên làm việc theo lịch trình thay đổi quá nhiều sẽ khó đảm bảo được việc chăm sóc gia đình và học hành. Đây cũng là một suy nghĩ chính xác và không thể cãi được.

 


5. Thu nhập của vợ cao hơn chồng , tức thu nhập của người phụ thuộc cao hơn người bảo lãnh:

Dịch Covid diễn ra dẫn đến việc thay đổi thói quen làm việc của cả thế giới. Trong đại dịch, gia đình đã được đặt lên hàng đầu. Nhiều gia đình trước giờ sống xa nhau đã đoàn tụ trong dịch bệnh. Trong đại dịch covid, các biện pháp hạn chế biên giới của Việt Nam nghiêm khắc hơn so với Nhật Bản. Nếu như Nhật Bản chần chừ mở cửa biên giới với du khách và Visa ngắn hạn, thì Việt Nam lại đóng cửa hoàn toàn với thế giới. Vì vậy, trong thời điểm đó, một số bộ phận chị em có điều kiện ở Việt Nam đã sang Nhật đoàn tụ với chồng. Ở Nhật, 1 số chị em dễ dàng kiếm được việc thích hợp nên mức lương theo giờ có thể cao hơn chồng, tuy là làm việc dưới 28 tiếng 1 tuần. Trong trường hợp này, chị em không vi phạm quy định giờ làm và điều kiện chăm sóc gia đình. Nhưng xét về mặt ý nghĩa của tư cách PHỤ THUỘC, tức là người phụ thuộc kinh tế vào người bảo lãnh (Chồng), thì việc thu nhập cả năm của vợ cao hơn chồng là 1 trở ngại lớn khi gia hạn Tư cách lưu trú/Visa đoàn tụ.
Mình sẽ bàn luận vấn đề này rõ hơn trong những bài viết sắp tới nhé.

 

 


IMS là công ty chuyên về dịch vụ visa đi Mỹ, Visa Việt Nam lẫn Visa Nhật Bản dành cho người Nhật lẫn người nước ngoài đang sinh sống tại Nhật. Hằng ngày, chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc xin cấp giấy tư cách lưu trú từ nhiều đối tượng khác nhau với những hoàn cảnh khác nhau.
Đến với IMS, bạn sẽ nhận được những tư vấn chính xác nhất và mới nhất lẫn đầy đủ toàn diện nhất từ những luật sư hành chính giàu kinh nghiệm trên nhiều lãnh vực. Hãy liên hệ với IMS ngay hôm nay bạn nhé.