Visa Kỹ Năng Đặc Định

Visa Kỹ Năng Đặc Định

Tư cách Lao Động “Visa Kỹ Năng Đặc Định”

Visa Kỹ Năng Đặc Định, là hình thức tư cách lao động mới được thiết lập vào tháng 4 năm 2019. Sau khi thiết lập Visa Kỹ Năng Đặc Định ngoài một số ngành người nước ngoài không được phép lao động ra, thì với Visa mới này người nước ngoài có thể lao động trong cách ngành như: Xây dựng, Đóng tàu, Khách sạn, Nhà hàng…

Visa Kỹ Năng Đặc Định dành cho 14 ngành nghề sau:

Ngành nghề chỉ định: ①Ngành xây dựng、② Ngành đóng tàu-hàng hải 、③ Ngành bảo dưỡng-sửa chữa oto、④ Ngành hàng không、⑤ Ngành khách sạn、⑥ Ngành hộ lý、⑦ Ngành dọn vệ sinh tòa nhà、⑧Ngành nông nghiệp、⑨ Ngành ngư nghiệp、⑩Ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống、⑪ Ngành nhà hàng、⑫ Công nghiệp vật liệu、⑬ Sản xuất máy móc công nghiệp、⑭ Ngành điện- điện tử.

Visa Kỹ Năng Đặc Định được chia làm 2 loại “Kỹ Năng Đặc Định số 1” và “Kỹ Năng Đặc Định số 2”. Và cần có các điều kiện khác nhau như kế hoạch hỗ trợ, nghĩa vụ thông báo…

1. Kỹ Năng Đặc Định số 1

Với tư cách là nơi tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài sẵn sàng làm việc, người nước ngoài có thể lao động 5 năm tại 14 ngành nghề trên.

Theo quy tắc không được bảo lãnh các thành viên trong gia đình (vợ/chồng và con).

Để lao động với Kỹ Năng Đặc Định số 1, ngoài cần đạt  năng lực tiếng Nhật từ N4 trở lên, còn cần phải vượt qua bài kiểm tra kỹ năng trong từng lĩnh vực.

Thời hạn lưu trú Kỹ Năng Đặc Định số 1 được chia làm 3 loại: 4 tháng, 6 tháng và 1 năm.

2. Kỹ Năng Đặc Định số 2

Kỹ Năng Đặc Định số 2 nhằm mục đích đảm bảo nhân tài có tay nghề thuần thục, là tư cách lưu trú tiếp theo của người đã hoàn thành Kỹ Năng Đặc Định số 1 (tổng cộng 5 năm).

Tại thời điểm triển khai chế độ, trong số 14 ngành được chỉ định chỉ có 2 ngành là đối tượng thuộc Kỹ Năng Đặc Định số 2 đó là: ngành xây dụng và ngành đóng tàu-hàng hải.

Khác với Visa Kỹ Năng Đặc Định số 1, người có Visa Kỹ Năng Đặc Định số 2, không có giới hạn về thời gian lưu trú, gia hạn thời gian lưu trú và có thể dẫn gia đình sang Nhật sinh sống.

Thời gian lưu trú của Visa Kỹ Năng Đặc Định số 2 được chia làm 3 loại, 6 tháng, 1 năm và 3 năm.

Chuyển đổi từ Thực tập sinh kỹ năng qua Visa Kỹ năng đặc định.

Thông thường để xin Visa Kỹ năng đặc định số 1, bạn cần vượt qua kỳ thi năng lực Nhật ngữ và kỳ thi kiểm tra kỹ năng đặc định của từng ngành tiến hành, bạn không thể xin Visa khi bạn không có kỹ năng. Tuy nhiên, trong số người lưu trú tại Nhật với tư cách thực tập sinh theo chế độ thực tập sinh kỹ năng, những người đã hoàn thành “Thực tập kỹ năng số 2” sẽ được miễn thi và có thể chuyển qua Visa Kỹ năng đặc định số 1.

Chế độ thực tập kỹ năng có 3 loại gồm: thực tập kỹ năng số 1, thực tập kỹ năng số 2, thực tập kỹ năng số 3. Số 1 tương ứng với năm đầu của thực tập kỹ năng, số 2 tương ứng với năm thứ hai và năm thứ ba, và số 3 tương ứng với năm thứ tư và thứ năm. Để thay đổi tư cách từ số 1 lên số 2, từ số 2 lên số 3 thì bạn cần vượt qua “kiểm tra đánh giá kỹ năng”. Và nếu bạn muốn thay đổi tư cách từ Thực tập kỹ năng sang Kỹ năng đặc định số 1, bạn cần có ít nhất 2 trong 3 tư cách trong loại hình Thực tập kỹ năng,

Khi chuyển đổi tư cách từ Thực tập kỹ năng qua Kỹ năng đặc định, một số biện pháp đặc biêt sẽ được áp dụng cho thực tập sinh, để biết thêm chi tiết xin vui lòng tham khảo tại Bộ Tư Pháp.

Về biện pháp đặc biệt dành cho người định chuyển đổi tư cách lưu trú tới “Kỹ năng đặc định”. Xin vui lòng tham khảo tại đây.

 

Chuyển đổi tư cách của người tốt nghiệp với Visa “Du Học” sang Visa Kỹ năng đặc định.

Du học sinh cũng có thể chuyển đổi sang Visa Kỹ năng đặc định sau khi tốt nghiệp, tất nhiên cũng cần thỏa mãn điều kiện có giấy chứng nhận năng lực Nhật ngữ và vượt qua kỳ thi kỹ năng.
※ Riêng đối với người kết thúc tốt thời gian thực tập kỹ năng số 2 thì được miễn thi tiếng Nhật.

Khi nộp đơn xin chuyển đổi tư cách, thì cần nộp cách giấy tờ như (1) Thuế quốc gia, (2) Thuế địa phương, (3) Bảo hiểm y tế quốc gia (thuế), (4) Lương hưu quốc gia. Nếu chưa nộp thì cần thực hiện nghĩa vụ đóng thuế trước khi nộp đơn Visa. Việc bạn để quá hạn hoặc không nộp thuế sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình thẩm định.

Với người có Visa Kỹ năng đặc định số 1 thì không thể bảo lãnh gia đình lưu trú tại Nhật thông qua “Visa Gia Đình”, tuy nhiên đối vợ/chồng của được bảo lãnh người có Visa du học lưu trú tại Nhật thông qua Visa Gia đình, có thể lưu trú tại Nhật với hình thức Visa Hoạt động đặc định, sau khi người có Visa du học chuyển đổi qua hình thức lưu trú Kỹ năng đặc định số 1. Với trường hợp này, người phụ thuộc cần thay đổi trình trạng lưu trú thành “Hoạt động đặc định”. Và cần liên hệ với Cục quản lý Xuất Nhập cảnh địa phương.

So sánh “Kỹ năng đặc định” và “Kỹ thuật - Tri thức nhân văn - Nghiệp vụ quốc tế”

 Kỹ năng đặc định số 1Kỹ năng đặc định số 2Kỹ thuật - Tri thức nhân văn - Nghiệp vụ quốc tế
Yêu cầu học vấnKhông Không
Kinh nghiệm thực tếKhông cầnCầnKhông cần
(cần khi không đủ yêu cầu học vấn)
Trình độ tiếng NhậtTương đương N4N4
N3 đối với ngành nhà hàng và ngư nghiêp
Không
Thời gian lưu trúTổng 5 nămKhông giới hạnKhông giới hạn
Bảo lãnh gia đìnhKhông thể Có thể Có thể
Ngành nghề ①Ngành xây dựng、
② Ngành đóng tàu-hàng hải 、
③ Ngành bảo dưỡng-sửa chữa oto、
④ Ngành hàng không、
⑤ Ngành khách sạn、
⑥ Ngành hộ lý、
⑦ Ngành dọn vệ sinh tòa nhà、⑧Ngành nông nghiệp,
⑨ Ngành ngư nghiệp、
⑩Ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống、
⑪ Ngành nhà hàng、
⑫ Công nghiệp vật liệu、
⑬ Sản xuất máy móc công nghiệp、
⑭ Ngành điện- điện tử.
Tất cả các ngành nghề tokutei gino (ngoại trừ kaigo)Không

Điều kiện của cơ quan tiếp nhận

  1. Hợp đồng lao động phù hợp (có mức lương tương đương với người Nhật hoặc cao hơn).
  2. Không phạm luật lao động trong 5 năm gần nhất.
  3. Có cơ chế hỗ trợ người nước ngoài (triển khai cơ chế “Kế hoạch hỗ trợ”).
  4. Có kế hoạch hỗ trợ người nước ngoài phù hợp.

Nghĩa vụ của cơ quan tiếp nhận

  1. Thực hiện đúng theo hợp đồng lao động (không có việc không thanh toán lương, không khấu trừ không chính đáng và thanh toán lương phù hợp).
  2. Thực hiện thích hợp các hỗ trợ dành cho người nước ngoài.

Thực hiện nghĩa vụ các thông báo cho Cục quản lý Xuất nhập cảnh.

※ Trường hợp không hoàn thành các nghĩa vụ, ngoài việc không thể tiếp nhận người nước ngoài, còn có các lệnh cải cách và chỉ đạo từ Cục quản lý Xuất nhập cảnh.

 

Kế hoạch hỗ trợ

Cơ quan tiếp nhận, cần tạo ra kế hoạch (sau đây gọi là “kế hoạch hỗ trợ”) liên quan đến việc thực hiện hỗ trợ đối với nhân viên người nước ngoài có kỹ năng đặc định số 1 (sau đây gọi là người nước ngoài có kỹ năng đặc định), để họ có thể hoạt động ổn định và trơn tru trong công việc, sinh hoạt và cuộc sống xã hội và cần thực hiện hỗ trợ dựa trên kế hoạch.

Hơn nữa, cơ quan tiếp nhận có thể úy thác tới “Cơ quan hỗ trợ” về kế hoạch hỗ trợ.

“Khái niệm về kế hoạch hỗ trợ” (cần ghi chép lại những gì đã làm)

1. Cung cấp hướng dẫn trước

※ Cần giải thích cho người nước ngoài có ký năng đặc định hiểu hoàn toàn, về điều kiện lao động, nội dung hoạt động, thủ tục nhập cảnh, có thu tiền bảo lãnh hay không… trực tiếp hoặc qua điện thoại video. Ước tính cần 3 giờ để thực hiện hướng dẫn.

2. Đưa đón khi nhập-xuất cảnh

Khi nhập cảnh đón từ sân bay về tới công ty hoặc nhà ở,

khi xuất cảnh đưa và đi cũng tới cổng kiểm tra an ninh.

3. Hỗ trợ thủ tục hợp đồng cần thiết để đảm bảo nhà ở và cuộc sống

※ Cung cấp thông tin về đại lý bất động sản và bất động sản cho thuê (trở thành người bảo lãnh nếu cần), mở tài khoản ngân hàng, hỗ trợ các hợp đồng khác nhau cần thiết cho cuộc sống hàng ngày như điện thoại di động, điện, ga, nước.

4. Thực hiện hướng dẫn sinh hoạt.

※ Hướng dẫn sử dụng các cơ quan tài chính-cơ quan y tế-cơ quan giao thông, luật lệ giao thông, quy tăc lối sống, thông tin về phòng chống thiên tai, cần tổ chức các buổi hướng dẫn về hành vi phạm tội tjai Nhật Bản.

5. Hỗ trợ thủ tục công.

※ Nghĩa vụ thông báo cho Cục quản lý xuất nhập cảnh và các văn phòng tại quận thành phố, hỗ trợ soạn thảo giấy tờ liên quan đến thủ tục như an sinh xã hội-thuế, và đi kèm theo nếu cần thiết.

6. Hỗ trợ tư vấn khiếu nại và tham vấn

※ Ngoài việc đưa ra lời khuyên và hướng dẫn thích hợp về tham vấn và khiếu nại, liên quan đến công việc và cuộc sống hàng ngày của các nhà quản lý, cũng cân cung cấp thông tin về Cục quản lý xuất nhập cảnh, sở kiểm tra tiêu chuẩn lao động, sở công an và các tổ chức công khác có thể tham vấn và khiếu nại.

7. Cung cấp cơ hội học tập tiếng Nhật

※Hướng dẫn nhập học lớp học tiếng Nhật, cung cấp thông tin liên về tài liệu học tập tiếng Nhật và các thủ tục liên quan khi cần thiết.

8. Thúc đẩy giao lưu cung với người Nhật

※ Hỗ trợ hướng dẫn và tham gia về khu giao lưu cùng người dân địa phương, và đi cùng  khi cần thiết.

9. Hỗ trợ chuyển việc

※ Hỗ trợ chuyển việc trong trường hợp hủy hợp đồng do cơ quan tiếp nhận điều chỉnh nhân sự.

10. Thực hiện phỏng vấn và báo cáo thường xuyên với cơ quan hình chính

※ Thực hiện phỏng vấn ít nhất 3 tháng 1 lần, với người quản lý và ngườiđại diện giám sát và người nước ngoài kỹ năng đặc định.
Trong trường hợp phát hiện thấy có phạm pháp sẽ lập tức thông báo tới cơ quan hành chính có liên quan.

Cơ quan hỗ trợ

Cơ quan hỗ trợ là cá nhân hoặc một tổ chức có thể thực hiện tất cả kế hoạch hỗ trợ cho người nước ngoài kỹ năng đặc định, thông qua đăng ký trước với Cục quản lý xuất nhập cảnh. Bằng việc ký kết hợp đồng ủy thác hỗ trợ với cơ quan tiếp nhận của người nước ngoài kỹ năng đặc định, cơ quan hỗ trợ có thể thay mặt cơ quan tiếp nhận trong việc thực hiện kể hoạch hỗ trợ v.v...

Cơ quan hỗ trợ được yêu cầu gửi các thông báo khác nhau thường xuyên hoặc theo định kỳ cho Cục quản lý xuất nhập cảnh.

Nghĩa vụ thông báo của cơ quan tiếp nhận

Thông báo thường xuyên (Trong vòng 14 ngày sau khi sự kiện xảy ra).

  • Thông báo khi thay đổi hợp đồng lao động kỹ năng đặc định, kết thúc, hoặc ký kết hợp đồng lao động mới.
  • Thông báo khi có thay đổi kế hoạch hỗ trợ.
  • Thông báo khi ký kết, chuyển đổi hoặc chấm dứt hợp đồng ủy thác hỗ trợ với cơ quan hỗ trợ.
  • Thông báo khi gặp khó khăn tiếp nhận người nước ngoài kỹ năng đặc định.
  • Thông báo về việc xuất nhập cảnh hoặc khi biết các hành vi không phù hợp đến luật lao động.

【Thông báo định kỳ (Hàng quý)】

  • Thông báo về tình trạng tiếp nhận người nước ngoài kỹ năng đặc định.

(Tổng số tiếp nhận, thông tin cá nhân, số ngoài hoạt động, địa điểm, nội dung công việc v.v… của người nước ngoài kỹ năng đặc định).

  • Thông báo về tình trạng thực hiện kế hoạch hỗ trợ ( nội dung tham vấn, kết quả hỗ trợ v.v…).
  • Thông báo về tình hình hoạt động của người nước ngoài kỹ năng đặc định ( tình trạnh thanh toán lương, số người bỏ việc, số người trốn v.v…).

Nghĩa vụ thông báo của cơ quan hỗ trợ.

Thông báo thường xuyên (Trong vòng 14 ngày sau khi sự kiện xảy ra)

  • Thông báo khi chuyển đổi các mục đăng ký.
  • Thông báo tạm dừng nghiệp vụ hỗ trợ.

【Thông báo định kỳ (Hàng quý)】

  • Thông báo về tình trạng thực hiện, nhiệm vụ hỗ trợ.
    Thông tin cá nhân của người nước ngoài kỹ năng đặc định, tên của cơ quan tiếp nhận, tình trạng hỗ trợ và nội dung tham vấn của người nước ngoài kỹ năng đặc định.

Hội đồng theo lĩnh vực

Cơ quan tiếp nhận và cơ quan hỗ trợ, phải là thành viên của hội đồng theo ngành do các Bộ liên quan thành lập.

Hội đồng bao gồm: các Bộ có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận, đoàn thể trong ngành, Bộ có liên quan, và các chuyên gia.

Hội đồng có vai trò, phổ biến mục đích và thực hành tốt chế độ kỹ năng đặc định, nâng cao tính tuân thủ pháp luật, phân tích thông tin về những thay đổi trong cơ cấu làm việc và tình hình kinh tế, phân tích tình hình theo từng khu vực, chia sẻ các giải pháp và vấn đề .v.v…

Kỳ thi năng lực

Để biết thêm về tình hình thực hiện kỳ thi năng lực của từng lĩnh vực tiếp nhận, xin vui lòng Cập nhật thông tin mới nhất tại WEB của từng ngành theo các đường link bên dưới

介護分野(厚生労働省のウェブサイトへ移動します)
ビルクリーニング分野(全国ビルメンテナンス協会のウェブサイトへ移動します)
素形材産業分野(経済産業省のウェブサイトへ移動します)
産業機械製造業分野(経済産業省のウェブサイトへ移動します)
電気・電子情報関連産業分野(経済産業省のウェブサイトへ移動します)
建設分野(建設技能人材機構のウェブサイトへ移動します)
造船・舶用工業分野(日本海事協会のウェブサイトへ移動します)
自動車整備分野(日本自動車整備振興会連合会のウェブサイトへ移動します)
航空分野(日本航空技術協会のウェブサイトへ移動します)
宿泊分野(宿泊業技能試験センターのウェブサイトへ移動します)
農業分野(全国農業会議所のウェブサイトへ移動します)
漁業分野(大日本水産会のウェブサイトへ移動します)
飲食料品製造業分野(外国人食品産業技能評価機構のウェブサイトへ移動します)
外食業分野(外国人食品産業技能評価機構のウェブサイトへ移動します)