LỢI ÍCH CỦA TƯ CÁCH/ VISA ĐOÀN TỤ GIA ĐÌNH TẠI NHẬT BẢN (2)

Phần 2: Lợi ích chung về phương diện xã hội

Nhật Bản có thể là một quốc gia vẫn còn nặng nề trong việc phân biệt giới tính và có thể chưa phải là môi trường tốt dành cho những người phụ nữ có tham vọng tiến xa trong sự nghiệp cá nhân. Mặc dù vậy, chính phủ Nhật Bản cũng như các cơ quan xã hội cũng đã có rất nhiều nỗ lực để cải thiện tình hình trên. Cho nên, chúng ta có quyền hy vọng ở một tương lai mới và đầy thân thiện hơn cho phụ nữ đi làm.

Đối với những bạn nữ đặt trách nhiệm gia đình lên trên sự nghiệp cá nhân, hoặc xem sự nghiệp cá nhân chính là gia đình, Nhật Bản có thể là nơi tốt vì chính sách hỗ trợ cho việc sinh con lẫn chăm sóc trẻ em rất tốt.

Trong bài viết này, mình chỉ đề cập đến Lợi ích chung về mặt xã hội của Visa Đoàn Tụ Gia Đình, còn gọi là Visa phụ thuộc.

 

  • Được khám sức khỏe tổng quát hằng năm miễn phí hoặc chỉ cần chi trả 1 phần


Ở Việt Nam, chỉ những bạn nào đi làm công ty mới được chế độ khám sức khỏe định kỳ, hoặc là các bạn phải tự trả chi phí để khám sức khỏe hàng năm. Nhưng khi ở Nhật, hầu như mọi đối tượng đều được tham gia chế độ khám sức khỏe định kỳ hằng nằm với mức phí khác nhau.

 

Với những bạn phụ thuộc bảo hiểm vào chồng, ngoài thẻ Bảo hiểm y tế để khám sức khỏe theo chế độ chi trả 30% chi phí, các bạn còn được hỗ trợ 1 phần chi phí hoặc là được miễn phí hoàn toàn tiền khám sức khỏe hằng năm tùy thuộc vào Hiệp Hội Bảo Hiểm mà công ty của chồng bạn ký hợp đồng.

★Người phụ thuộc tham gia bảo hiểm y tế của Hiệp Hội bảo hiểm sức khỏe IT Kenpo (Dành cho các doanh nghiệp IT)

Hằng năm, Hiệp hội IT Kenpo sẽ tổ chức 2 đợt khám sức khỏe định kì dành cho người phụ thuộc vào mùa xuân và mùa thu. Các bạn theo dõi trang web của It Kenpo và đăng ký khám qua mạng hay đăng ký gửi thư đều được. Gói khám sức khỏe này là hoàn toàn miễn phí và đầy đủ các hạng mục tùy theo độ tuổi và có rất nhiều bệnh viện lẫn phòng khám trên toàn quốc để các bạn lựa chọn.

★Người phụ thuộc tham gia bảo hiểm y tế của Hiệp hội bảo hiểm sức khỏe toàn quốc全国健康保険協会 Kyokai Kenpo hay của các Hiệp hội ngành nghề khác

Tùy vào từng Hiệp hội bảo hiểm và tùy vào từng độ tuổi, sẽ có nhiều chính sách miễn phí hay hỗ trợ 1 phần kha khá chi phí đối với người phụ thuộc. Các bạn hãy xác nhận và theo dõi thông tin từ Hiệp Hội bảo Hiểm mà mình đang tham gia nhé.

★Những người đang tham gia bảo hiểm y tế Quốc dân

Hằng năm, các bạn sẽ nhận được phiếu hướng dẫn khám sức khỏe tổng quát từ nơi bạn đang ở. Nội dung gói khám tùy vào Phường/Quận nơi bạn cư trú, nhưng sẽ bảo đảm tiêu chí cơ bản nhất. Tùy hạng mục mà có quy định số lượng bao nhiêu lần trong 1 năm và miễn phí hay là 1 phần nhỏ chi phí. Hãy thường xuyên kiểm tra thùng thư, còn nếu có nhu cầu thì hãy đến văn phòng thành phố, thị trấn nơi bạn ở để hỏi thêm thông tin nhé.

 

  • Vẫn có thể đi làm nhưng bị giới hạn thời gian.


Visa phụ thuộc/Visa đoàn tụ vợ chồng không phải là visa lao động, do vậy các bạn không thể làm việc toàn thời gian như các loại Visa Kỹ Sư, Thực tập sinh, Di chuyển nội bộ công ty khác… Tuy nhiên, các bạn có thể xin làm thủ tục tại Cục Xuất Nhập Cảnh Địa Phương để đăng ký hoạt động ngoài tư cách lưu trú (Tiếng Nhật: 資格外活動許可の申請), còn hay được gọi là xin dấu làm 28 tiếng/tuần. Với việc đăng ký này, người thuộc Visa đoàn tụ có làm thêm nhiều nhất là 28 tiếng 1 tuần và không được làm việc trong các ngành liên quan đến hoạt động mua bán tình dục, cờ bạc…, kể cả là làm các công việc đơn thuần như dọn dẹp nấu ăn ở những cơ sở có hoạt động cờ bạc, mua bán tình dục… (Chỉ có du học sinh mới được xin

Các bạn chú ý rằng, Tư cách Đoàn Tụ gia đình khác với Tư cách Du học sinh nên các bạn không được xin dấu làm thêm ở sân bay mà phải ra Cục Xuất Nhập Cảnh Địa Phương. Và 1 tuần các bạn chỉ làm thêm nhiều nhất là 28 tiếng dù đó là kì nghỉ dài (Chỉ du học sinh mới được làm dưới 40 tiếng 1 tuần vào những kỳ nghỉ dài).

Tuy có hạn chế về thời gian làm việc, nhưng các bạn có thể đi làm (nhiều nhất 28 tiếng 1 tuần) mà không cần phải cần quá nhiều thủ tục rườm rà.

  • Để có được tư cách Kỹ Sư/Nhân Văn/Nghiệp vụ quốc tế, người nộp đơn cần có bằng tốt nghiệp đại học ở Việt Nam hay ít nhất là bằng tốt nghiệp trường Senmon ở Nhật Bản.
  • Để có được tư cách Kỹ năng đặc định Tokuteiginou, người nộp đơn cần phải đậu kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề và bằng tiếng Nhật ít nhất N4 (Tùy ngành sẽ có yêu cầu khác nhau)
  • Khi các bạn Du học sinh tốt nghiệp xong các khóa học tiếng Nhật, để lại Nhật Bản, các bạn Du học Sinh cần kiếm 1 công ty ở Nhật bảo lãnh hay cần phải học tiếp để được gia hạn hay đổi sang tư cách lưu trú khác.

Nói chung, các bạn Visa Đoàn tụ Gia đình/Visa phụ thuộc có thể đi làm thêm dưới 28h nếu kiếm được công ty chấp nhận thuê mướn các bạn và cho phép bạn làm trong khoảng thời gian giới hạn. Các bạn cũng sẽ không gặp áp lực nào về việc gia hạn visa miễn là các bạn duy trì cuộc hôn nhân ổn định và chồng bạn có thể chứng minh được khả năng tài chính để lo cho bạn trong thời gian ở Nhật.

(N.T.K.N)


Người nước ngoài ở Nhật sẽ gặp rất nhiều khó khăn liên quan đến ngôn ngữ, văn hóa, thủ tục hành chính. Tuy hệ thống hành chính ở Nhật rất tiện lợi, nhưng cũng có rất nhiều trở ngại nếu bạn không phải là một người có khả năng tiếng Nhật, cũng như việc đọc hiểu các văn bản hành chính pháp luật rất chặt chẽ và nhiều chi tiết. Hãy để IMS hỗ trợ bạn với kinh nghiệm chuyên môn dồi dào trong lãnh vực hỗ trợ Visa lao động, giấy phép ở Mỹ, Việt nam và cả ngay ở Nhật Bản. Chúng tôi có nhân viên nói ngôn ngữ của bạn và chúng tôi có chuyên môn để hỗ trợ bạn trong trường hợp gặp rắc rối.
Hãy liên hệ với IMS về vấn đề lưu trú để tiết kiệm thời gian, chi phí của chính bạn.