Visa Đoàn Tụ Gia Đình
Visa Đoàn Tụ Gia Đình là visa cấp cho vợ /chồng hoặc con cái của người nước ngoài đang sinh sống tại Nhật Bản, theo các hình thức lưu trú khác nhau.
Bố mẹ hay anh chị em đều không thuộc diện bảo lãnh của visa gia đình.
Tiêu chuẩn để xin Visa Đoàn Tụ Gia Đình
Khi nộp đơn, cần phải chứng minh đủ khả năng tài chính để có thể hỗ trợ gia đình.
Trong trường hợp là Du học sinh hay người không lao động thì quy trình thẩm định hồ sơ sẽ nghiêm ngặt hơn.
Thời gian Lưu trú của Visa Đoàn Tụ Gia Đình
Thời gian lưu trú của Thị Lực Đoàn Tụ Gia đình gồm 11 loại:
3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 1 năm 3 tháng, 2 năm, 2 năm 3 tháng, 3 năm, 3 năm 3 tháng, 4 năm, 4 năm 3 tháng, và 5 năm. Thời hạn của Visa, về nguyên tắc sẽ được cấp theo thời hạn người bảo lãnh có trên nguyên tắc, diện Visa Đoàn tụ gia đình không được phép lao động, nhưng nếu đăng ký hoạt động ngoài tư cách lưu trú với Cục Xuất Nhập Cảnh địa phương (資格外活動許可) thì một tuần có thể làm việc bán thời gian 28h/tuần, và có giới hạn loại hình lao động.
Thời hạn lưu trú
Tùy theo sự thẩm tra của Cục Xuất Nhập Cảnh mà thời hạn lưu trú có thể chia làm 4 loại như: 3 tháng, 1 năm, 3 năm, 5 năm.
Để có thể tiếp tục làm việc tại Nhật trong trường hợp hết thời hạn lưu trú, cần phải làm thủ tục xin gia hạn visa ở Cục quản lý Xuất Nhập Cảnh.
Do đó có thể thời hạn lưu trú sẽ không được cấp đúng như mong muốn.
Các bước để đưa vợ/chồng con cái đến Nhật Bản thông qua Visa Đoàn Tụ Gia Đình.
- Người bên Nhật (扶養者) cần xin giấy cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú「在留資格認定証明書交付申請」tại Cục quản lý Xuất Nhập Cảnh ở Nhật(出入国在留管理局).
- Sau khi thẩm định hồ sơ, nếu được chấp nhận thì Cục quản lý Xuất Nhập Cảnh sẽ gửi giấy chứng nhận tư cách lưu trú về địa chỉ người bảo lãnh bên Nhật.
- Gửi giấy chứng nhận tư cách lưu trú cho người được bảo lãnh tại địa phương.
- Người được bảo lãnh cần nộp đơn xin thị lực cùng với giấy chứng nhận tư cách lưu trú và một số giấy tờ cần thiết khác tại Đại sứ quán tại Hà Nội hoặc Tổng lãnh sự quán tại Hồ Chí Minh.
- Sau khi được cấp Thị Lực Đoàn Tụ Gia Đình「家族滞在」thì có thể đến Nhật.
Hồ sơ cần thiết khi xin tư cách lưu trú
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú.
- Ảnh 1 tấm (3*4).
- Thẻ Ngoại kiều của người Bảo lãnh copy hai mặt.
- Hộ chiếu copy.
- Nếu xin cho vợ/chồng cần copy giấy đăng ký kết hôn , Giấy khai sinh (nếu là xin cho con), Sổ hộ khẩu
※Cần dịch qua tiếng Anh hoặc tiếng Nhật. - Người bảo lãnh cần Copy bản hợp đồng thuê nhà tại Nhật.
- Giấy chứng minh năng lực kinh tế : trong trường hợp làm việc tại Nhật thì cần một số giấy tờ sau : Giấy xác nhận đang làm việc tại công ty(在職証明書), Chứng nhận nộp thuế thị dân/ thuế thu nhập của 1 năm (住⺠税の課税・納税証明書 1 年分) .
Trong trường hợp là Du học sinh của các trường Đại Học (Cao Học) thì cần các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đang đi học tại trường nào (在学証明書), Giấy chứng nhận bảng điểm (成績証明証), Giấy chứng nhận đang nhận học bổng (nếu có), trong trường hợp làm them ngoài giờ thì cần thêm bản sao của sổ ngân hàng(⽇本の銀⾏通帳写し). - Phong bì có dán sẵn tem trị giá 404 yên (để gửi thư đảm bảo) có ghi rõ tên và địa chỉ nhà.
Các bước làm thủ tục đổi và gia hạn visa của IMS
Nếu quý khách tự nộp đơn xin visa, quý khách phải đến Cục quản lý Xuất Nhập Cảnh lần 1 để nộp đơn, sau khi có kết quả lại phải đến lần 2 để nhận kết quả, như vậy phải lên cục ít nhất là 2 lần, rất tốn thời gian và công sức.
Các nhân viên tư vấn hành chính của IMS được chấp nhận là người đại diện xin Visa cho quý khách, sẽ thay mặt quý khách nộp hồ sơ xin Visa và nhận kết quả ở Cục quản lý Xuất Nhập Cảnh, quý khách không cần phải đến Cục.