Chứng nhận các giấy tờ tại Bộ Ngoại giao, Văn phòng công chứng, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản
Hiện nay Việt Nam không phải là thành viên của công ước Hague, bởi vậy khi nộp các loại giấy tờ hồ sơ đến các cơ quan Chính Phủ và Doanh Nghiệp tại Việt Nam thì cần Hợp pháp hóa lãnh sự tại Cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Nhật Bản như Đại sứ quán Việt Nam hay lãnh sự quán Việt Nam.
Nếu muốn sử dụng các văn bản CÔNG được phát hành tại Nhật như sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.v.v… tại Việt Nam thì cần phải làm qua bước công chứng con dấu ở Bộ Ngoại Giao. Tùy từng trường hợp, đôi khi cần phải làm thêm bước Hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán Việt Nam ở Nhật Bản. Còn đối với các văn bản TƯ do công ty hay cá nhân cấp như Giấy xác nhận công tác tại công ty hay các giấy xác nhận khác thì cần phải làm thêm bước công chứng tại Văn Phòng Công Chứng.
Thêm vào đó, tại Đại sứ quán Viêt Nam cũng có thể dịch công chứng các giấy tờ tài liệu sang tiếng Việt. Khi quý khách hàng tự thực hiện các thủ tục này, quý khách cần mất thời gian thực hiện nhiều bước như xin cấp và nhận kết quả tại nhiều cơ quan khác nhau như: Văn phòng công chứng, Văn phòng pháp lý, Bộ ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam. Các cơ quan này chỉ tiếp nhận hồ sơ vào giờ hành chính của các ngày làm việc bình thường trong tuần nên sẽ rất bất tiện nếu quý khách không sắp xếp được thời gian.
Nếu quý khách yêu cầu dịch vụ từ công ty chúng tôi, quý khách chỉ cần gửi đến chúng tôi những giấy tờ cần thiết. Sau đó, chúng tôi sẽ thực hiện nhiều thủ tục tại các cơ quan khác nhau như: làm thủ tục công chứng tại văn phòng công chứng, chứng nhận con dấu của công chứng viên tại văn phòng pháp lý, xác nhận con dấu tại bộ ngoại giao, hợp pháp hóa tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và cung cấp đến quý khách kết quả một cách nhanh chóng và tận tâm.
Thủ tục tại Bộ Ngoại Giao bao gồm những thủ tục liên quan đến chứng nhận con dấu công đối với giấy phép đăng ký doanh nghiệp v.v...
Thủ tục tại Văn phòng công chứng bao gồm các thủ tục liên quan đến giấy tờ của doanh nghiệp, các văn bản công và văn bằng tư v.v...
Tại Đại sứ quán các thủ tục cần thiết như dịch, dịch thuật, công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự v.v...
Thủ tục công chứng/chứng nhận các văn bản công
Để thực hiện thủ tục này, cần phải thông qua 2 bước công chứng/chứng nhận
1. Thủ tục tại Bộ Ngoại Giao
Nhận chứng nhận con dấu của bản sao đăng ký doanh nghiệp (chứng nhận con dấu).
2. Thủ tục tại Đại sứ quán Việt Nam ở Nhật
Chứng nhận, dịch và Hợp pháp hóa lãnh sự bản dịch đó.
※Tùy từng trường hợp mà Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật không cho phép ủy quyền xin hồ sơ. Xin vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi để biết thêm chi tiết.
Bảng giá
Tùy vào từng loại hồ sơ mà chi phí sẽ khác nhau. Xin vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi qua điện thoại hay qua form câu hỏi ở phần liên hệ hay qua ZALO.
Thủ tục Công chứng・Hợp pháp hóa lãnh sự văn bằng tư
Đầu tiên, điều kiện để xin hợp pháp hóa lãnh sự là văn bản trình xin phải là văn bản công. Vì vậy, các văn bản tư trước khi xin hợp pháp hóa lãnh sự cần phải xin dấu chứng nhận của công chứng viên tại Văn phòng công chứng. Có thể hiểu đơn giản như sau: Tùy thuộc vào nơi làm việc (địa phương) của công chứng viên, văn bản tư sau khi có dấu chứng nhân của công chứng viên sẽ được coi là có giá trị như văn bản công (trong trường hợp này dấu chứng nhận của công chứng viên được coi như con dấu công).
Sau bước này, văn bản tư đã trở thành văn bản công. Vì vậy, các bước tiếp theo của quy trình xin Chứng nhận/Hợp pháp hóa lãnh sự sẽ thực hiện giống các bước như văn bản công.
Thủ tục công chứng/Hợp pháp hóa lãnh sự văn bằng tư gồm 3 bước sau:
1. Thủ tục tại Văn phòng công chứng.
2. Thủ tục tại Bộ Ngoại Giao.
Nhân chứng nhận con dấu công đối với giấy phép đăng ký doanh nghiệp (giấy chứng nhận đóng dấu của cơ quan đăng ký).
3. Thủ tục tại Đại sứ quán Việt Nam ở Nhật.
Chứng nhận, dịch và Hợp pháp hóa lãnh sự bản dịch.
※Tùy từng trường hợp mà Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật không cho phép ủy quyền xin hồ sơ. Xin vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi để biết thêm chi tiết.
Bảng giá
Tùy vào từng loại hồ sơ mà chi phí sẽ khác nhau. Xin vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi qua điện thoại hay qua form câu hỏi ở phần liên hệ hay qua ZALO.
Chứng nhận hộ chiếu, chứng nhận chữ ký, chứng nhận nơi cư trú
Chứng thực hộ chiếu, chứng thực chữ ký, chứng thực nơi cư trú (※Với giấy tờ có kèm theo bản dịch tiếng Anh). Sau khi nhận đủ hồ sơ, chúng tôi có thể trả kết quả tầm sau 2-3 ngày làm việc. Những giấy tờ này thường sẽ được yêu cầu khi quý khách làm thủ tục mở ngân hàng tại nước ngoài, mở tài khoản tại công ty chứng khoán, mở thẻ tín dụng, xin Visa nhập cảnh vào nước khác, hay là mở tài khoản online tại nước khác.
Chứng thực hộ chiếu, chứng thực chữ ký là thủ tục xác minh tính chính xác của hộ chiếu được nộp và tính chính xác của chữ ký. Một bên thứ 3 (Chuyên gia thủ tục hành chính, có chứng chỉ quốc gia về lãnh vực này) sẽ xác nhận việc bản sao của hộ chiếu hay chữ ký này không có sai lệch gì so với tài liệu gốc và sẽ thể hiện sự xác nhận đó thông qua 1 văn bản. Dựa vào điều 1, khoản 1, mục 1 của Luật quy định về Chuyên gia thủ tục hành chính, Chuyên gia thủ tục hành chính được quy định là người có thẩm quyền tạo ra tài liệu hoặc các tài liệu liên quan đến quyền và nghĩa vụ hoặc xác minh sự thật theo yêu cầu của người khác và nhận tiền thù lao từ họ.
Về nguyên tắc, ngoài việc cung cấp bản chính của giấy tờ cần chứng thực thì quý khách cần có mặt tại công ty chúng tôi để thực hiện các thủ tục trên. Nhưng những khách ở xa có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để có được sự tư vấn chính xác cho từng trường hợp.
Một số giấy tờ và văn bản công nhưng có thể được yêu cầu thêm bước xác thực con dấu và chứng nhận của công chứng viên, tùy thuộc vào nơi nộp hồ sơ. Do vậy, quý khách nên gửi trước hồ sơ muốn chứng thực để các chuyên gia thủ tục hành chính của công ty chúng tôi xác nhận trước các bước cần tiến hành.
Nội dung dịch vụ của IMS
Miễn phí tư vấn.
Miễn phí tư vấn dành cho khách hàng lần đầu tiên sử dụng dịch vụ, qua điện thoại, email.
Ủy thác soạn thảo hồ sơ xin xác nhận con dấu công.
Chúng tôi nhận ủy thác soạn thảo các hồ sơ xác nhận con dấu chính thức, khi xin xác nhận con dấu chính thức của Bộ ngoại giao đối với văn bản công.
Soạn tờ khai.
Chúng tôi cung cấp dịch vụ soạn thảo toàn bộ hồ sơ để xin xác nhận con dấu công tại Bộ Ngoại giao đối với văn bản công.
Soạn thảo mẫu giấy ủy quyền.
Chúng tôi sẽ soạn thảo toàn bộ hồ sơ cần thiết, quý khách chỉ cần ký tên và gửi kèm các giấy tờ cần thiết khác theo hướng dẫn về cho chúng tôi.
Ủy thác xin các giấy tờ khác.
Công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ nhận ủy thác: Văn phòng công chứng (chứng nhận của công chứng viên), Văn phòng pháp lý (chứng nhận đóng dấu công chứng viên của trưởng Văn phòng pháp lý), Bộ ngoại giao( xác nhận Con dấu công), soạn thảo đơn và Xin/Lấy hợp pháp hóa lãnh sự, công chứng bản dịch tại Đại sứ quán Việt Nam ở Nhật Bản.
Khi sử dụng dịch vụ của IMS, quý khách chỉ cần thực hiện duy nhất một bước gửi hồ sơ cần thiết cho chúng tôi theo hướng dẫn. Sau đó chúng tôi sẽ thay mặt quý khách xử lý tất cả các bước từ : Xin chứng nhận của công chứng viên tại Văn phòng Công chứng, xin dấu chứng nhận của Trưởng Văn phòng Pháp lý cho tới xác nhận con dấu của văn bản công là hợp pháp tại Bộ Ngoại Giao và cuối cùng là Hợp pháp hóa Lãnh sự tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.