Những thủ tục liên quan đến thẻ lưu trú của người nước ngoài.

Người nước ngoài tại Nhật phải luôn luôn mang theo thẻ lưu trú bên người. Đó là quy định bắt buộc đã được truyền đạt kể từ lần đầu tiên bạn cầm nó trên tay. Thẻ lưu trú là minh chứng rõ ràng việc lưu trú hợp pháp của bạn tại Nhật. Cùng với IMS tìm hiểu thêm các thủ tục sâu xa liên quan đến tấm thẻ này nhé.

 

 

Việc này do cơ quan, cá nhân tại Nhật Bản làm thủ tục với cục xuất nhập cảnh để xin cấp giấy COE cho bạn. Sau khi có giấy chứng nhận tư cách lưu trú rồi bạn có thể ở Nhật dài hạn hơn 90 ngày. Hiện nay chính phủ nhật đã cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú online qua email. Sau khi giấy này được cấp, bạn cần đến Đại sứ quán/lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam gần nhất để xin Visa Nhật Bản để nhập cảnh.

Ở sân bay Nhật đầu tiên khi bạn nhập cảnh, Nhân viên quầy thủ tục nhập cảnh sẽ phát cho bạn thẻ lưu trú và thu lại giấy COE nếu đó là giấy gốc.

Việc này do chính bạn, hay người có quan hệ nhân thân hay công ty dịch vụ do bạn ủy thác sẽ làm thủ tục thay bạn tại Nhật Bản. Hiện nay có thể thực hiện online. Việc này bắt buộc phải làm khi bạn chuyển đổi tư cách, ví dụ như từ Du học Sinh chuyển sang Kỹ Sư (Phải có công ty chấp nhận tuyển dụng bạn), hoặc từ Du học sinh chuyển sang Visa phụ thuộc (nếu bạn kết hôn với người Việt Nam đang đi làm tại Nhật với dạng kỹ sư) hoặc Du học sinh chuyển sang vợ/chồng người Nhật (Nếu bạn kết hôn với người Nhật). Vì chúng ta là người nước ngoài tại Nhật, nên nếu có thay đổi thì bạn cần phải làm thủ tục thay đổi nhé. Nếu không, có thể bị cho là |Lưu trú không đúng tư cách|

Việc này do chính bạn, hay người có quan hệ nhân thân hay công ty dịch vụ do bạn ủy thác sẽ làm thủ tục thay bạn tại Nhật Bản. Hiện nay có thể thực hiện online. Khoảng 3 tháng trước khi thẻ hết hạn, hãy làm thủ tục gia hạn. Quá trình làm sẽ mất từ 1-3 tháng. Sau khi hoàn tất, bạn sẽ nhận được 1 thẻ lưu trú mới với thời hạn mới từ Cục Xuất Nhập Cảnh. Nếu không làm đúng hạn, sẽ bị cho là |Lưu trú quá hạn|

Thủ tục dành cho những người đã từng là công dân Nhật (xin bỏ quốc tịch Nhật và nhập tịch quốc tịch khác và đang ở Nhật) hay là em bé người nước ngoài được sinh ra ở Nhật để xin tư cách lưu trú để được ở lại Nhật (trường hợp này không có dấu nhập cảnh vì em bé được sinh ra mờ :D.) Thủ tục này khác với thủ tục (1) vì người đăng ký đang ở Nhật, chứ không phải đang ở nước ngoài.

Việc này do chính bạn, hay người có quan hệ nhân thân hay công ty dịch vụ do bạn ủy thác sẽ làm thủ tục thay bạn tại Nhật Bản. Hiện nay có thể thực hiện online. Việc này cũng tương tự như đổi tư cách lưu trú ở mục thủ tục (2). Nhưng để chuyển sang Vĩnh Trú thì cần rất nhiều điều kiện cũng như xét duyệt nên được tách ra làm 1 thủ tục riêng.

Hay còn được gọi là Thủ tục xin tem dấu làm thêm dưới 28 tiếng 1 tuần, chủ yếu dành cho đối tượng có tư cách lưu trú là Du học sinh/Người phụ thuộc (Visa vợ chồng Việt Nam). Hiện nay, có thể xin online. Các bạn tham khảo thêm bài viết này về việc xin online nhé.

Việc này do chính bạn, hay người có quan hệ nhân thân hay công ty dịch vụ do bạn ủy thác sẽ làm thủ tục thay bạn tại Nhật Bản. Hiện nay có thể thực hiện online. Đây là một thủ tục không thực sự phổ biến với số đông người nước ngoài. Việc này chỉ thực hiện nhằm mục tiêu chứng nhận người lao động nước ngoài có tư cách đủ để làm 1 công việc cụ thể nào đó không. Thông thường, với những tư cách lưu trú phổ biến làm những công việc phổ biến thì cả người lao động lẫn công ty đều có thể nhận biết được công việc sắp tới có nằm trong nội dung hoạt động hay không. Tuy nhiên, đối với 1 số công việc không rõ ràng thì để chắc chắn rằng người lao động nước ngoài không hoạt động theo tư cách ngoài tư cách lưu trú hay công ty không sử dụng người lao động không đúng tư cách lưu trú thì cần nên làm thủ tục xác nhận này.

Đây là trường hợp người nước ngoài vi phạm về hoạt động lưu trú hay có hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến cục xuất nhập cảnh quyết định thu hồi giấy tư cách lưu trú.