Giấy chứng nhận kết hôn khi kết hôn với người nhật

Chào các bạn,
Đây chắc là câu hỏi được nhiều bạn có vợ/chồng là người Nhật quan tâm. Bài viết trước mình đã viết về giấy chứng nhận kết hôn giữa 2 người Nhật với nhau hay giữa người Việt Nam đã nhập tịch Nhật Bản kết hôn với người Nhật. Lần này mình sẽ nối tiếp chủ đề Giấy chứng nhận kết hôn giữa 1 người Việt Nam và 1 người Nhật Bản.
Vì cuộc hôn nhân này có yếu tố Việt Nam khi một trong hai vợ chồng là người Việt và người kia là người Nhật, nên việc có được bản Giấy chứng nhận kết hôn tương tự như khi các bạn đăng ký kết hôn ở Việt Nam giữa hai người Việt với nhau là điều có thể.

 

Các bạn nên lưu ý rằng việc đăng ký kết hôn chỉ giới hạn ở phạm vi quốc gia. Do vậy, để cuộc hôn nhân của các bạn được thừa nhận ở 2 nước, các bạn phải làm thủ tục đăng ký và trích lục trên cả Việt Nam lẫn Nhật Bản.
Có nhiều cách đăng ký kết hôn giữa 1 người Việt và 1 người Nhật, nhưng chỉ khác nhau ở chỗ trình tự đăng ký, còn lại đều giống nhau ở 2 bước như sau:
  1. Đăng ký kết hôn ở cơ quan ngoại giao đại diện/cơ quan hành chính địa phương của 1 trong 2 nước
  2. Đăng ký trích lục vào sổ hộ khẩu ở cơ quan ngoại giao đại diện/cơ quan hành chính địa phương của nước còn lại.
Khi các bạn làm đủ 2 bước trên, hôn nhân của bạn với người Nhật sẽ được cả Việt nam và Nhật bản công nhận. Khi các bạn thực hiện đăng ký kết hôn (Bước 1) hay Đăng ký trích lục (Bước 2) thì các bạn sẽ được cấp Giấy CẤP TRÍCH LỤC GHI CHÚ KẾT HÔN, có hiệu lực như Giấy chứng nhận kết hôn nhé.

Các bạn có thể tham khảo các cách sau để đăng ký kết hôn với người Nhật để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên ở cả 2 quốc gia nhé.
  1. Đăng ký kết hôn ở cơ sở hành chính ở Nhật và làm thủ tục GHI CHÚ kết hôn vào sổ hộ tịch của Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam ở Nhật Bản hoặc tại cơ quan hành chính tại Việt Nam.
  2. Đăng ký kết hôn ở Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật hoặc tại phường ở Việt nam và đăng ký ghi chú vào sổ hộ tịch ở cơ sở hành chính tại Nhật.

Dịch vụ Hợp Pháp Hóa lãnh sự của IMS có giá tham khảo như sau:
  1. Phí dịch vụ: từ 44,000 yên/1 bộ. (Giá trên đã bao gồm thuế)
Tùy vào loại giấy tờ, có khi tăng số lượng thì giá sẽ rẻ hơn nhiều so với làm 1 bộ.
  1. Phí dán tem tại Đại Sứ Quán Nhật Bản tại Việt Nam: 3.500 yên/1 bộ
  2. Phí của công chứng viên: từ 5,500 yên đến 11,500 yên tùy vào ngôn ngữ
  3. Chi phí di lại và gửi thư trong nước: từ 3,300 yên (Giá trên đã bao gồm thuế)

Nếu các bạn làm theo cách 1 và làm thủ tục ghi chú kết hôn vào sổ hộ tịch Việt Nam thông qua Đại sứ quán Việt Nam ở Nhật Bản thì không cần làm hợp pháp hóa các giấy tờ vì toàn bộ quá trình đều diễn ra ở Nhật. Nhưng nếu làm cách 1 và đem về Việt Nam và thực hiện trích lục tại cơ quan hành chính Việt Nam thì cần phải thông qua bước Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự bạn nhé.
Tương tự như vậy, nếu bạn làm cách 2, Đăng ký kết hôn tại Việt nam và muốn ghi chú vào sổ hộ tịch ở cơ sở hành chính tại Nhật thì nhiều khi Giấy tờ từ Việt Nam không cần làm qua bước hợp pháp hóa tại Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Nhưng tùy cơ quan hành chính Nhật Bản, có khi người ta vẫn cần Hợp Pháp Hóa hoặc ít nhất là bản dịch công chứng vì nghi ngờ tính xác thực của giấy tờ đem từ Việt Nam qua.

 

Từ sau dịch Corona, việc đăng ký kết hôn vắng mặt tại cơ quan hành chính Nhật Bản vẫn được chấp nhận tại Nhật, tức là một 1 người ở Nhật, 1 người Việt Nam. Tuy nhiên, các bạn tham khảo thông tin sau của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật nhé:
*Lưu ý:Các trường hợp làm thủ tục kết hôn vắng mặt tại Shiyakusho (một người ở Nhật, một người ở Việt Nam); hoặc công dân Việt Nam sang Nhật Bản với visa ngắn hạn thì công dân hoàn thiện thủ tục trích lục ghi chú kết hôn tại Việt Nam. Đại sứ quán không thụ lý hồ sơ trong trường hợp này.