Tháng 2 năm 2023 theo khảo sát của trang web Ryukatsu – trang thông tin việc làm dành cho sinh viên quốc tế, dựa trên khảo sát 124 người nước ngoài đang làm việc tại Nhật và cho ra kết quả như sau.
Môi trường làm việc ổn định (54,0%), không hài lòng với mức lương (51,6%), rào cản tiếng Nhật (30,6%) và tiêu chuẩn đánh giá nhân sự (29,0%).
Thực tế, môi trường làm việc ở Nhật Bản dường như đã thay đổi khá nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, đối với người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản, “hệ thống thâm niên” vẫn là một rào cản lớn. Liệu các công ty Nhật Bản có thể tạo ra một nơi làm việc dễ dàng cho cả người Nhật và người nước ngoài làm việc, biến công ty trở thành nơi tất cả mọi người có thể thể hiện khả năng của mình?
Khi được hỏi về mặt tích cực khi làm việc tại Nhật Bản:
54,0% trả lời là “Việc làm ổn định”
25,8% cho biết “Có thể làm những gì mình muốn”
Khi tình hình kinh tế toàn cầu tiếp tục trong tình trạng có nhiều biến động, việc làm ổn định là đặc trưng của các công ty Nhật Bản dường như trở nên hấp dẫn đối với nhân viên nước ngoài.
Mặt khác khi được hỏi điều thất vọng nhất khi làm việc tại Nhật Bản là gì:
51,6% số người được hỏi trả lời rằng “Mức lương không cao”
30,6% trả lời “Công ty thiếu sự quan tâm đến những người nói tiếng Nhật không phải là người bản ngữ”
29,0% trả lời “Người lao động không phải người Nhật thường khó được tăng lương và thăng chức”
27,4% trả lời “Thường xuyên phải làm thêm giờ”
Như vậy, có thể nói cũng có rất nhiều điều khiến người lao động không hài lòng khi làm việc tại Nhật Bản. Để nhân viên nước ngoài đóng vai trò tích cực và ở lại Nhật Bản, cần thay đổi tư duy của các công ty Nhật Bản và xem xét lại hệ thống đánh giá nhân sự và phong cách làm việc.
Khi được hỏi vì sao muốn tiếp tục làm việc tại Nhật Bản:
54,8% là do “Hệ thống nghỉ phép dài ngày giúp họ có thể trở về thăm hoặc làm việc từ xa ở nước họ”
41,9% là do “Hệ thống đánh giá hiệu suất làm việc khách quan”
39,5 % là do “Hệ thống hỗ trợ chất lượng”
Vậy tại sao người lao động nước ngoài khó cải thiện kỹ năng và khó thăng tiến?
Ở Nhật Bản, lý do “Thâm niên quan trọng hơn khả năng” được xếp hạng cao. Ngay cả trong phần bình luận tự do, có những bình luận như: “Tôi muốn việc thăng chức chuyển từ thâm niên sang dựa trên thành tích” và “Tôi muốn người nước ngoài được đánh giá tốt hơn. Ngoài ra còn có rào cản ngôn ngữ, và nếu chúng tôi được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn như người Nhật, việc tăng lương sẽ rất khó.” Từ đây, có rất nhiều lời kêu gọi xem xét lại hệ thống đánh giá.
Nguồn: ryugakusei.com
https://locobee.com/mag/vi/2023/07/02/diem-thu-hut-va-han-che-cua-moi-truong-lam-viec-tai-nhat-ban-la-gi/