Văn phòng ủy thác xin Visa Hoa Kỳ-Visa Nhật Bản

Trẻ em và visa phụ thuộc/đoàn tụ gia đình

Cám ơn các bạn đã luôn theo dõi và ủng hộ IMS Blog.

Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau bàn luận 1 vấn đề về


Tư cách Đoàn Tụ Gia Đình của đối tượng là con cái của người có Tư cách lưu trú kỹ sư/Nhân văn học/Nghiệp vụ quốc tế.


Mình đã chia sẻ rất nhiều bài viết về visa phụ thuộc/đoàn tụ gia đình. Các bạn có thể đọc thêm ở đường Link bên dưới nhé:

 

 

Thế nhưng, còn con cái của bạn sau này sẽ như thế nào?

Trong giai đoạn trẻ em còn nhỏ và còn đi học tầm tiểu học, việc duy trì tình trạng visa phụ thuộc của con cái cũng không có vấn đề gì to tát. Cũng giống như các trẻ em nhật bản khác, cần phụ thuộc bảo hiểm vào bố hay mẹ để có thể sử dụng thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Hoặc là phụ thuộc thuế vào bố/mẹ để giảm trừ số thuế phải nộp của người phụng dưỡng. Vì là trẻ con nên cũng chưa thể đi làm bán thời gian nên việc làm thêm dưới 28 tiếng 1 tuần là điều chưa cần nghĩ đến.

 

Khi trẻ đến giai đoạn dậy thì, đặc biệt là những bạn có cá tính độc lập, các bạn sẽ có mong muốn đi làm thêm từ rất sớm. Mặc dù trong suốt giai đoạn trưởng thành, trẻ có thể hiểu phần nào về sự khác biệt giữa bản thân và bạn bè về quốc tịch, văn hóa, ăn uống, gia đình… Nhưng chỉ khi đi làm bán thời gian, trẻ sẽ có cái nhìn hơi tiêu cực về việc mình không phải là người Nhật. Thật ra, đối với các bạn còn đang đi học, việc làm thêm dưới 28 tiếng cũng không phải là vấn đề gì quá nghiêm trọng vì việc học cần phải được đặt lên hàng đầu. Nhưng vào các kỳ nghỉ dài của học sinh sinh viên, trong khi bạn bè người Nhật thoải mái làm thêm thì  con của bạn vẫn chỉ có thể làm thêm dưới 28 tiếng 1 tuần.

 

Khi trẻ lớn hơn nữa, tốt nghiệp và bắt đầu tìm kiếm công việc. Con của bạn với visa phụ thuộc sẽ ít có cơ hội lựa chọn công việc như ý muốn. Để chuyển sang full time như bạn bè người Nhật cùng lứa, con của bạn cần phải đổi sang Visa/tư cách Kỹ sư, nhân văn học, nghiệp vụ quốc tế. Điều kiện để xin được Visa kỹ sư là cần phải có bằng đại học hoặc ít nhất là tốt nghiệp trung cấp tại Nhật Bảnphải ứng tuyển các công ty có chế độ hỗ trợ chuyển đổi Visa/tư cách cho người lao động nước ngoài.

 

Ở Nhật Bản, đa phần là các công ty vừa và nhỏ. Nói về độ tầm cỡ công ty lớn thì chỉ chiếm con số là 2%. Nếu ứng tuyển vào các công ty lớn ở giai đoạn vừa mới tốt nghiệp và chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế, con bạn cần phải cạnh tranh với rất nhiều bạn trẻ khác về năng lực và thành tích học tập. Đối với thanh niên Nhật Bản vừa tốt nghiệp đã khó, còn đối với người chỉ có thể làm thêm 28 tiếng 1 tuần thì sẽ càng khó hơn. Việc sở hữu visa phụ thuộc và làm thêm dưới 28 tiếng 1 tuần sẽ là 1 điểm trừ to lớn trong mắt 1 số công ty.

 

Đơn cử, họ sẽ loại 1 người có visa phụ thuộc với những lý do như sau:

  1.  Công ty trước giờ chưa từng tuyển lao động nước ngoài.

  2. Công ty không rõ phải làm gì để chuyển đổi tư cách visa cho người lao động nước ngoài nếu tuyển họ vào.

  3. Công ty cũng không muốn tốn thời gian tìm hiểu các thủ tục đó

  4. Công ty cũng không muốn trả tiền cho dịch vụ ngoài để làm thủ tục đó.

  5. Tuyển người nước ngoài thì các cơ chế tính lương, đăng ký thuế này nọ có khác biệt so với người bản địa không? Nhân sự, kế toán, quản lý của công ty quá bận để phải tìm hiểu những vấn đề đó?

  6. Lỡ cấp naitei rồi vì lý do nào đó mà cục xuất nhập cảnh không cho đổi visa thì hóa ra quá phiền phức hay sao?

 

Và muôn ngàn lý do khác, kể cả việc lo xa và sợ phiền phức, tính nguyên tắc đã ăn sâu vào suy nghĩ của một số người Nhật.

Tất nhiên, đại dương có rất nhiều cá, còn rất nhiều công ty khác tốt hơn. Và có thể ở một công ty có môi trường quốc tế, cần nhân lực nói tiếng Việt thì việc công ty hỗ trợ visa tư cách là điều đương nhiên.

Nhưng nói một cách tổng thể khi so sánh với 1 bạn trẻ người nhật bình thường, thì điều kiện lựa chọn của một bạn trẻ có visa phụ thuộc sẽ bị hạn chế rất nhiều. 

(NTKN)