Chào các bạn,
Sắp tới mình sẽ thực hiện 1 chuyên mục dài hạn về vấn đề Visa tư cách và vấn đề làm việc ở Nhật, lẫn là làm việc từ xa ở Nhật lẫn ở Việt Nam. Do vậy, chuyên mục sẽ khá dài nên mình sẽ chia ra thành nhiều bài post khác nhau. Các bạn hãy đón xem nhé. Hôm nay, mình sẽ nói về việc Visa lưu trú ngắn hạn và làm việc tại Nhật.
RỦI RO KHI LÀM VIỆC KHÔNG ĐÚNG QUY ĐỊNH TƯ CÁCH LƯU TRÚ TẠI NHẬT (1)
Visa ngắn hạn và lao động làm việc tại Nhật.
Hiện nay, IMS nhận được rất nhiều câu hỏi về việc Visa lưu trú ngắn hạn (Temporary Visitor 短期滞在) như thăm thân, du lịch…có được phép làm việc tại Nhật Bản hay không cũng như việc có phải đóng thuế tại Nhật Bản hay không nếu làm việc ở điều kiện visa như trên. Và nếu không đóng thuế thì có rủi ro gì về phương diện pháp luật cũng như ảnh hưởng đến việc xin quốc tịch Nhật Bản cũng như vĩnh trú của người bảo lãnh hay chính của người đang sở hữu Visa lưu trú ngắn hạn này.
Mình xin phép trả lời câu hỏi trên, mở đầu bằng 1 khẳng định
Visa lưu trú ngắn hạn (Temporary Visitor 短期滞在) không được phép làm việc tại Nhật, tức là tham gia vào các hoạt động được trả thù lao, tiền lương, lao động.
Các bạn có thể tham khảo thêm tại trang web của Đại Sứ Quán Nhật Bản tại Việt Nam, tại đây.
Trong danh mục LƯU TRÚ NGẮN HẠN trên web của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, có rất nhiều mục đích khác nhau:
-
Thăm thân
-
Thăm bạn bè
-
Du lịch tự túc
-
Tour đoàn của công ty du lịch
-
Quá Cảnh
-
Thương mại ngắn hạn-Giao lưu học tập
-
Vợ/chồng hoặc con nuôi của người Nhật (xin qua ngắn hạn dưới 90 ngày không cần tư cách lưu trú)
-
Lưu trú y tế
….
Như các bạn thấy ở trên, LƯU TRÚ NGẮN HẠN (Temporary Visitor短期滞在) chỉ dành cho những mục đích sang Nhật không phải lao động. Riêng mục số 6, Thương mại ngắn hạn-Giao lưu học hành có vẻ hao hao giống với làm việc nhưng hãy xem kỹ đường link của Đại Sứ Quán Nhật Bản TẠI ĐÂY, các bạn sẽ thấy họ có quy định rất rõ:
Trích dẫn:
-
“Thương mại ngắn hạn” bao gồm: công tác liên lạc nghiệp vụ, đàm phán, hội nghị, học tập không bao gồm thực hành, ký kết hợp đồng, dịch vụ sau bán hàng, giao lưu học thuật – văn hóa, giao lưu thể thao, tham gia dự thi v.v. tuy nhiên sẽ không bao gồm: hoạt động được trả thù lao, tiền lương, lao độ
-
Học tập thực hành” là người xin visa sẽ tham gia cùng với bên Nhật giống như nhân viên bình thường, qua sản xuất sản phẩm thực tế sẽ học hỏi nhiều kỹ năng, qua việc tiếp khách hàng tại các cửa hàng, khách sạn v.v. sẽ học hỏi kiến thức về tiếp khách hàng, nghĩa là học tập thực hành các kỹ thuật, kỹ năng, kiến thức thông qua việc tiến hành các nghiệp vụ nào đó (bao gồm cả việc sẽ bán các sản phẩm mẫu được sản xuất, gia công bởi người xin visa, kết quả là bên Nhật sẽ thu lợi ích).
-
Trường hợp các hoạt động học tập, thực hành tại Nhật bao gồm các mục nêu trên thì có khả năng không thuộc đối tượng visa lưu trú ngắn hạTrước khi nộp hồ sơ cho Đại sứ quán, bên Nhật hãy liên hệ với Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ Tư pháp gần nhất tại Nhật về việc có cần xin Giấy chứng nhận tư cách lưu trú (COE) hay không. Nếu cần xin COE thì trước hết phải có COE, sau đó mới đến Đại sứ quán xin visa theo diện visa lao động.
-
Trường hợp học các thao tác máy móc, công đoạn nhà máy mà không liên quan đến việc sản xuất, sáng chế hoàn thiện sản phẩm, thực hành trải nghiệm chăm sóc khách hàng, thăm quan cơ sở vật chất, dịch vụ gọi là “Học tập không bao gồm thực hành” thì có khả năng thuộc đối tượng visa ngắn hạ
Do vậy, nếu các bạn đang ở Nhật với Visa có in chữ Temporary Visitor, tức là LƯU TRÚ NGẮN HẠN (短期滞在), các bạn không được tham gia vào các hoạt động được trả thù lao, tiền lương, lao động.
Nếu các bạn sở hữu Visa Lưu trú ngắn hạn do chồng hay người thân người quen bảo lãnh, thì việc lao động trái pháp luật sẽ ảnh hưởng đến vấn đề pháp lý của bạn ở Nhật cũng như người đang bảo lãnh bạn tại Nhật.
Còn nếu bạn được công ty làm cho Visa lưu trú ngắn hạn, các bạn hãy xác nhận rõ với công ty của mình về mục đích các bạn sang Nhật. Nếu bị phát hiện hành vi lao động trái pháp luật, thì không những công ty bạn bị ảnh hưởng mà bản thân bạn sau này khi muốn lao động ở Nhật với công ty khác hay ở Nhật với các dạng công ty khác thì hồ sơ của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu không bị phát hiện thì có thể không bị vấn đề gì xảy ra. Nhưng cây kim giấu trong bọc lâu ngày cũng sẽ bị lộ. Nếu có mục tiêu dài hạn ở Nhật, tốt nhất là nên cẩn thận từ đầu các bạn nhé.
Còn nếu các bạn là người bảo lãnh ở Nhật, hãy hiểu rõ pháp luật và truyền đạt đúng với người bạn sẽ bảo lãnh, để tránh rắc rối sau này. Và tốt hơn, chỉ nên bảo lãnh những người bạn biết và tin tưởng chắc chắn rằng họ sẽ không lợi dụng các bạn để thực hiện những việc không đúng ở Nhật dẫn đến ảnh hưởng đến các bạn.
(N.T.K.N)
IMS tự hào với đội ngũ luật sư hành chính giàu kinh nghiệm trên nhiều lãnh vực, Visa Việt Nam, Visa đi Mỹ, lẫn các loại Visa cho người nước ngoài tại Nhật Bản. Do có sự hiểu biết sâu sắc về tình hình của Việt Nam lẫn Nhật Bản, chúng tôi tự tin có thể đem lại cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ chất lượng, tận tâm, nhanh chóng… Nếu bạn là người Việt Nam ở nhật và bạn đang gặp khó khăn nào đó trong vấn đề Visa tại Nhật Bản, bạn có thể có xu hướng lên các trang web facebook cộng đồng để hỏi thông tin từ nhiều người. Có người sẽ nhiệt tình cho bạn câu trả lời, có người thì hoàn toàn không rõ và chỉ nói lên trải nghiệm riêng. Tuy có nhiều ý kiến nhưng có người cho ta kiến thức đó là điều đáng quý. Nhưng bạn cần phải chọn lọc câu trả lời chính xác. Thay vì vậy, hãy đến với dịch vụ của IMS, chúng tôi tin bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức nếu tự tìm hiểu và chúng tôi tin rằng bạn sẽ có được nhiều thông tin mới nhất, đúng nhất từ đội ngữ luật sư của chúng tôi. Hãy liên hệ ngay với IMS bạn nhé.
Tham khảo các bài viết khác cùng chủ đề như bên dưới:
Rủi Ro 1: Visa ngắn hạn như du lịch thăm thân làm việc tại Nhật
Rủi ro 2: Visa ngắn hạn như du lịch, thăm thân và làm việc từ xa tại Nhật
Rủi ro 3: Visa đoàn tụ gia đình và làm việc tại Nhật
Rủi ro 4: Visa đoàn tụ gia đình và làm việc từ xa tại Nhật
Rủi ro 5: Visa kỹ sư nhân văn học, nghiệp vụ quốc tế và làm thêm công việc thứ 2 tại Nhật
Rủi ro 6: Visa kỹ sư nhân văn học muốn mở công ty riêng tại Nhật.