Đơn xin Nhập Tịch
Nhập tịch là việc người nước ngoài nhập tịch vào quốc tịch Nhật Bản với sự cho phép của Bộ trưởng Bộ Tư Pháp. Và xin Nhập Tịch là thủ tục nộp đơn để người nước ngoài trở thành người Nhật (quốc tịch Nhật Bản). Hiện nay có rất nhiều người nước ngoài đến Nhật du học, sau đó kết hôn với người Nhật và có những người xin Visa Lao Động tại Nhật rồi họ cũng có suy nghĩ đến việc xin quốc tịch Nhật, vậy nên hàng năm số người nộp đơn xin quốc tịch Nhật ngày càng tăng. Hiện tại, Nhật Bản không chấp nhận từ 2 quốc tịch trở lên, vậy nên khi xin Nhập tịch được, hay trước khi được chấp nhận Nhập tịch thì cần phải từ bỏ quốc tịch cũ.
Khác với việc xin Visa Lao Động, và Visa Vĩnh Trú, việc xin Nhập Tịch không do Cục quản lý xuất nhập cảnh quản lý, mà hiện nay được quản lý bởi cơ quan quản lý thuộc Bộ Pháp Lý. Và “Bộ trưởng Bộ Tư Pháp” sẽ đưa ra quyết định cuối cùng là “cho phép” hoặc “không cho phép”.
Để nhận được quốc tịch Nhật Bản và trở thành người Nhật Bản, người nộp đơn cần chuẩn bị lượng lớn giấy tờ.
Những giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm: giấy tờ tại Nhật và giấy tờ tại quê hương vậy nên người nộp đơn cần bỏ thời gian và công sức khá nhiều.
Điều kiện cơ bản để xin Nhập Tịch.
Có thời gian sinh sống liên tục 5 năm và có địa chỉ tại Nhật
Trước khi nộp hồ sơ xin Nhập Tịch. Về cơ bản người nộp đơn phải có Visa (tư cách lưu trú) được chấp nhận từ Cục quản lý Xuất Nhập Cảnh, và có thời gian sinh sống 5 năm tại Nhật liên tục. Với người có Visa Du Học thì không được coi là có địa chỉ ở Nhật. Ví dụ: Nếu bạn là du học sinh sau khi tốt nghiệp tại cơ sở đào tạo tại giáo dục tại Nhật Bản sau đó bạn làm việc cho Công ty tại Nhật (Xin Visa Lao Động), v.v... với trường hợp này cần lưu ý rằng thời gian du học thì không được tính là thời gian lưu trú tại Nhật Bản.
Có Tư cách Lao Động thời hạn 3 năm trở lên.
Trong điều kiện “5 năm liên tục sinh sống tại Nhật” thì cần có thời hạn Visa Lao Động từ 3 năm trở lên. Với trường hợp là Vợ/Chồng người Nhật có thể nộp đơn Xin Nhập Tịch khi đã sinh sống liên tục tại Nhật trên 1 năm và có thời gian kết hôn từ 3 năm trở lên.
Từ 20 tuổi trở lên
Để nộp đơn xin Nhập Tịch, người nộp đơn phải trên 20 tuổi và đến tuổi trưởng thành theo luật pháp của nước của người nộp đơn. Các yêu cầu về độ tuổi được nới lỏng cho đơn nhập tịch của trẻ em khi xin cùng cha mẹ.
Hành vi lương thiện
Điều quan trọng nhất là không có vấn đề về hành vi, không có lý lịch phạm pháp, và không có quấy rối trong xã hội Nhật Bản. Hành vi vi phạm luật giao thông cũng được coi là phạm pháp được đánh giá trong tiêu trí hành vi lương thiện. Ngoài ra, cần thực thiện nghĩ vụ đóng thuế có liên quan đến nghĩa vụ trung của người dân, vì vậy người nộp đơn cần nộp các giấy tờ chứng nhận về đóng thuế.
Có thể mưu sinh
Vấn đề về kinh tế sẽ được xét xem có đủ năng lực kinh tế để có thể mưu sinh. Người nộp đơn có khả năng làm việc để mưu sinh hay không, tuy không có điều kiện về thu nhập nhưng cần phải có đủ thu nhập ổn định. Ngoài ra người nộp đơn nếu có bằng cấp về kỹ thuật-năng lực được công nhận thì sẽ được cộng thêm điểm trong quá trình thẩm tra. Nói cách khác không chỉ có thu nhập, mà cần cả kỹ thuật để người nộpđơn có đủ khả năng sinh sống về tương lai.
Có thể mất quốc tịch gốc
Người nước ngoài có ý định Nhập tịch, không có quốc tịch hoặc với người có quốc tịch cần tù bỏ quốc tịch gốc của bản thân. Nhật Bản là nước không chấp nhận đa quốc tịch. Nói cách khác, trước khi hoặc sau khi được chấp nhận nhập tịch người nộp đơn cần từ bỏ quốc tịch gốc của chính bản thân.
Khả năng về tiếng Nhật
Yêu cầu cần có khả năng đọc viết tiếng Nhật như người Nhật ở tuổi 7-8 tuổi. Đó là khả năng quốc ngữ của học sinh dưới tầm tiểu học, bên cạnh đó người nộp đơn cần phải hiểu được chữ cứng, chữ mềm, và hán tự đơn giản. Về cơ bản, người nộp đơn cần có 1 buổi phỏng vấn suôn sẻ bằng tiếng Nhật với chuyên viên phụ trách của Bộ Pháp Lý. Để cần sinh sống với tư cách là công dân Nhật Bản, người nộp đơn cần phải hiểu được phần nào đó tiếng Nhật. Trong trường hợp nộp đơn xin Nhập tịch, người nộp đơn cũng có thể phải phỏng vấn và kiểm tra tiếng Nhật. Khả năng tiếng Nhật sẽ được đánh giá sau khi người nộp đơn có buổi nói chuyện với chuyên viên phụ trách của Bộ Pháp Lý.
Các bước xin Nhập tịch.
Khi nộp đơn xin nhập tịch, người nộp đơn cần thời gian chuẩn bị hồ sơ và vài lần phỏng vấn trước khi đơn được chấp nhận. Đối với khách hàng không giành việc chuẩn bị hồ sơ, chúng tôi khuyên bạn nên ủy thác cho các chuyên gia, như Văn Phòng Luật Hành Chính v.v… để có một bộ hồ sơ hoàn chỉnh. Các giấy tờ cần thiết và quy trình phụ thuộc vào từng thông tin, quốc tịch gốc v.v… của người nộp đơn.
Ngoài ra, mất một thời gian dài khoảng từ 6 tháng đến 1 năm, kể từ khi nộp đơn đến khi nhận được kết quả.
Nếu tư cách lưu trú hết hạn trong khi xin Nhập tịch, nguời nộp đơn cần nộp đơn xin gia hạn thời hạn lưu trú hiện tại. Không nhất thiết cần có thời hạn Visa dài giống như khi xin Visa Vĩnh Trú (với Visa Vĩnh Trú cần thời hạn Visa hiện tại 3 đến 5 năm), chỉ cần người nộp đơn có thời hạn Visa trên 1 năm là có thể nộp đơn Nhập tịch.
Đặt lịch qua điện thoại với cơ quan của Bộ Pháp Lý địa phương.
Trước hết, gọi điện đến cơ quan quản lý Cục Pháp lý địa phương và đặt lịch phỏng vấn. Khi này nên trình bày rõ tình hình hiện tại qua điện thoại và khả năng nộp đơn Nhập tịch, sau đó có thể đặt lịch phỏng vấn Tại buổi phỏng vấn đầu tiên, nếu Cục Pháp Lý xác định có thể xin Nhập tịch, ngay tại đó bạn sẽ nhận được hướng dẫn về các tài liệu cần thiết.
Trong buổi phỏng vấn đầu tiên, các điều kiện xin Nhập tịch sẽ được xem sét nếu các điều kiện đáp ứng phù hợp, thì bạn sẽ nhận được danh sách hướng dẫn các giấy tờ cần thiết, hướng dẫn cho đơn Nhập tịch vàviệc chuẩn bị giấy tờ sẽ bắt đầu.
Bắt đầu chuẩn bị giấy tờ
Để trở thành người Nhật và xin được quốc tịch Nhật, người xin cần thời gian và công sức để chuẩn bị lượng lớn hồ sơ, trong số hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm hồ sơ tại Nhật Bản và hồ sơ tại quê hương.
Nộp hồ sơ và đăng ký
Sau khi chuẩn bị xong các hồ sơ cần thiết, vào ngày được chỉ định mang đến văn Cục Pháp Lý để xác nhận và nếu tất cả các hồ sơ của bạn không có vấn đề gì, đơn của bạn sẽ được chấp nhận.
Trong trường hợp hồ sơ thiếu sót, bạn cần mang tất cả các hồ sơ về, sau khi bổ sung và thêm các tài liệu còn thiếu, thì bạn đem hồ sơ đến Cục Pháp Lý để kiểm tra. Nói cách khác cần được tiếp nhận đơn nhập tịch, bạn cần phải tự quản lý và mang tất cả các hồ sơ.
Sau khi nộp đơn, nhân viên phụ trách tại Cục Pháp Lý sẽ liên lạc vài lần cho bạn, ngoài việc yêu cầu bổ sung tài liệu thì cũng có vài lần phỏng vấn
Kể cả khi được tiếp nhận hồ sơ, trong quá trình thẩm tra hồ sơ cũng có trường hợp cần bổ sung thêm hồ sơ và phỏng vấn. Ngoài ra, nhân viên phụ trách cũng có thể liên lạc tới nơi làm việc và ghé thăm nhà của bạn…
Trường hợp được chấp nhận, tên và địa chỉ của bạn sẽ được công báo
Khi được chấp nhận Nhập tịch, nhân viên phụ trách sẽ liên lạc cho bạn. Và Giấy chứng nhận Nhập tịch (帰化証明書) sẽ được Cục Pháp Lý phát hành. Với giấy chứng nhận nhập tịch bạn cần nộp đơn nhập tịch (帰化届) tới cơ quan hành chính địa phương. Sau đó ngoài việc trả thẻ ngoại kiều (thủ tục hủy tư cách lưu trú), bạn cần làm thủ tục xin hộ chiếu Nhật Bản. Và bạn cũng cần làm thủ tục đổi tên tại ngân hàng, bằng lái xe....
So sánh giữa Nhập tịch và Vĩnh trú
Tư cách lưu trú (Tiếng Nhật) | Tư cách lưu trú (Tiếng Việt) | Thời gian xử lý trung bình |
---|---|---|
文化活動 | Hoạt động văn hóa | 26.3 ngày |
教授 | Giáo sư | 25.9 ngày |
家族滞在 | Người phụ thuộc | 42.1 ngày |
留学 | Du học sinh | Không |
Ủy thác xin Nhập tịch tại IMS
Tại IMS cung cấp hỗ trợ đa ngôn ngữ hướng dẫn các hồ sơ cần thiết, cách tạo đơn xin Nhập tịch và phương pháp xin nhập tịch v.v… Nếu quý khách đang xem sét nộp đơn xin nhập tịch, xin vui lòng liên hệ tới IMS.