※ Đoàn tụ gia đình còn có tên gọi khác là PHỤ THUỘC hoặc Visa vợ chồng người Việt Nam
Phần 1: Lợi ích chung về phương diện pháp luật
Việt Nam quy định Người phụ thuộc (NPT) là người mà đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân có trách nhiệm nuôi dưỡng. Cho nên, nếu người lao động ở Việt Nam đăng ký đối tượng Cha, Mẹ quá tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động, con dưới 18 tuổi (Hoặc trên 18 tuổi nhưng đang đi học) thì sẽ được miễn giảm 1 phần Thuế Thu Nhập Cá Nhân.
Còn Nhật Bản thì thừa nhận vợ/chồng hiển nhiên là đối tượng phụ thuộc của người còn lại, và không có giới hạn nào về độ tuổi lao động hay khả năng lao động . Để dễ hiểu nhất, mình sẽ đi vào 1 trường hợp cụ thể là chồng bảo lãnh vợ và vợ là người phụ thuộc chồng. Người phụ thuộc cũng có thể là chồng hay là con. Các bạn có thể tham khảo bài viết và trích lọc thông tin thích hợp với trường hợp của mình nhé.
Đối với người nước ngoài, người vợ có Visa đoàn tụ gia đình/visa phụ thuộc 家族滞在 được phép phụ thuộc vào người chồng ở 3 mảng: Visa, Bảo hiểm và Thuế.
-
Phụ thuộc Visa:
Chỉ cần chứng minh mối quan hệ vợ chồng, và khả năng tài chính của người chồng, và đảm bảo yếu tố như sống cùng nhau… thì người vợ sẽ được cấp Visa dài hạn ở Nhật có hạn bằng với hạn visa của người chồng.
Tuy nhiên, điều cần lưu ý là người vợ không được làm việc toàn thời gian tại Nhật, vì mục đích của Tư cách lưu trú Đoàn Tụ Gia Đình là chăm sóc gia đình là chính. Muốn làm việc có hưởng lương thì người vợ phải tự đăng ký hoạt động ngoài tư cách lưu trú với cục xuất nhập cảnh địa phương (Tiếng Nhật: 資格外活動許可の申請). Và sau khi nhận được con dấu từ Cục xuất nhập cảnh địa phương thì người vợ có thể làm việc bán thời gian, nhiều nhất là 28 tiếng 1 tuần.
Nếu làm việc quá thời gian cho phép của Cục Xuất Nhập cảnh, tức là làm quá 28 tiếng 1 tuần với tư cách Đoàn Tụ Gia Đình, thì sẽ dẫn đến khả năng không được gia hạn Visa/Tư cách lưu trú mới và cũng sẽ ảnh hưởng đến Visa/Tư cách lưu trú của người chồng (Người Bảo Lãnh)
Về cách xin Tư cách/Visa phụ thuộc/Visa đoàn tụ gia đình, các bạn hãy xem thêm bài viết đường link bên dưới nhé.
-
Phụ thuộc Bảo Hiểm:
Luật pháp nhật quy định tất cả những người sinh sống ở Nhật đều phải tham gia bảo hiểm y tế (không giới hạn độ tuổi) và quỹ lương hưu (từ 20 -59 tuổi).
-
Nếu chồng có đi làm công ty và tham gia bảo hiểm xã hội dành cho nhân viên công ty của các Hiệp hội Bảo hiểm doanh nghiệp thì vợ sẽ được phụ thuộc vào Bảo Hiểm của chồng và người vợ hầu như không phải đóng thêm 1 yên nào 2 loại: Bảo hiểm y tế và Quỹ lương hưu. Tuy nhiên, nếu người vợ đáp ứng đủ 5 điều kiện như bên dưới thì người vợ sẽ không được phụ thuộc bảo hiểm vào chồng.
-
Thu nhập từ việc làm thêm trên 88.000 yên 1 tháng (trên 106 man yên 1 năm)
-
Thời gian làm thêm trên 20 tiếng/tuần
-
Thời gian hợp đồng làm thêm trên 2 tháng
-
Số lượng nhân viên công ty từ 101 người (sẽ giảm còn 51 người từ 10/2024)
-
Không phải là du học sinh.
-
Nếu người chồng tham gia Bảo Hiểm quốc dân thì người vợ không được phụ thuộc bảo hiểm và phải tự tham gia riêng và sẽ mất 1 khoản phí tiền bảo hiểm không nhỏ. Thông thường, người vợ có thu nhập từ tiền làm thêm là 130 man yên 1 năm, thì phải đóng tiền bảo hiểm y tế + quỹ lương hưu là tầm 20 man yên 1 năm.
-
Phụ thuộc Thuế:
Phụ thuộc thuế không có nghĩa là bạn sẽ không cần phải đóng thuế.
Để dễ hiểu, bạn có thể phân tích PHỤ THUỘC THUẾ theo 2 hướng:
Hướng 1: Thuế thu nhập cá nhân và thuế thị dân mà bạn phải đóng:
Bạn vẫn có nghĩa vụ đóng thuế Thu Nhập Cá Nhân lẫn Thuế Thị Dân nếu thu nhập trong 1 năm từ 1/1 đến 31/12 của bạn vượt quá mức quy định của địa phương của bạn cư trú.
-
Hiện nay, nếu thu nhập trong năm của bạn dưới con số 103 man yên thì bạn sẽ không có nghĩa vụ phải đóng thuế Thu Nhâp Cá Nhân.
-
Còn về Thuế Thị Dân thu một năm 1 lần vào đầu năm thì sẽ dừng ở con số trên dưới 100 man yên tùy vào mức quy định của địa phương bạn đang ở. Nếu không muốn đóng thuế thị dân thì bạn nên xác nhận con số cụ thể từ địa phương bạn đang ở và điều chỉnh thu nhập trong năm của mình dưới con số đó.
Ví dụ như bạn có thu nhập là 102 man yên/năm thì
-
Thuế thu nhập cá nhân: 0 yên.
-
Thuế thị dân (1 năm 1 lần) là khoảng vài ngàn yên.
Ví dụ như bạn có thu nhập là 99 man yên/năm thì
-
Thuế thu nhập cá nhân: 0 yên.
-
Thuế thị dân (1 năm 1 lần): 0 yên (nếu địa phương của bạn quy định từ 100 man yên mới phát sinh thuế thị dân)
Hướng 2: Thuế thu nhập cá nhân và thuế thị dân mà chồng bạn phải đóng:
Nếu thu nhập của bạn trong 1 năm là dưới 150 man yên
- Chồng bạn sẽ được giảm 1 phần Thuế phải đóng của số tiền 38 man yên.
- (Không phải là được giảm 38 man yên mà giảm tiền thuế phải đóng của số tiền 38 man yên)
- Mức giảm sẽ tụt dần nếu người vợ có thu nhập trên 150 man yên đến 201 man yên.
Vậy 38 man yên không bị tính thuế đó tương đương với bao nhiêu tiền thuế?
Câu trả lời còn tùy vào thu nhập tương đương với thuế suất nên sẽ không có số tiền cụ thể được.
Nhưng các bạn có thể tự tính và hiểu rằng, giảm được tiền thuế tương đương với 38 man yên và nếu được giảm 38 man yên trong tổng thu nhập tính thuế thì có khi có khi mức thuế suất trên thu nhập cũng thấp hơn.
Nếu vợ chồng cùng thống nhất về vấn đề này thì cả 2 sẽ tiết kiệm được khoản kha khá trong sinh hoạt gia đình, thay vì lấy tiền đó đi nộp thuế.
Những lợi ích của Visa đoàn tụ gia đình cũng đã khá dài. Mình xin phép kết thúc phần 1 ở đây. Phần tiếp theo mình sẽ nói tiếp về những lợi ích khác khi các bạn đang ở nhật và sở hữu Visa đoàn tụ gia đình nhé.
(N.T.K.N)
IMS có bề dày kinh nghiệm và know-how về thủ tục xin cấp Visa không chỉ tại Nhật, Mỹ mà còn Việt Nam. Do vậy, chúng tôi hoàn toàn tự tin khi đại diện quý khách Việt Nam xin các thủ tục tại Nhật/Mỹ hay ngược lại. Với sự hiểu biết về hệ thống pháp luật và thủ tục hành chính giữa các nước, chúng tôi sẽ mang lại cho quý khách dịch vụ tốt nhất, an tâm nhất, không chỉ đơn giản là nộp các loại giấy tờ nào mà còn hiểu rõ những visa/tư cách lưu trú mà quý khách có nguyện vọng ủy quyền xin cấp.
Chúng tôi có nhân viên nói ngôn ngữ của bạn. Nếu bạn không tự tin về vốn ngôn ngữ, chúng tôi có nhân viên nói tiếng Việt, Anh, Hàn, Trung, Nhật. Với sự hiểu biết rõ về bản địa, chúng tôi sẽ dễ dàng hướng dẫn các bạn các giấy tờ cần thiết mà quốc gia bạn sử dụng. Bạn sẽ không cần phải suy nghĩ và tìm hiểu quá nhiều vì chúng tôi luôn cho bạn hướng dẫn cụ thể và dễ dàng nhất. Khi sử dụng dịch vụ ủy thác xin cấp giấy tư cách lưu trú hay gia hạn tư cách lưu trú từ IMS, bạn chỉ cần gửi chúng tôi các giấy tờ cần thiết và đợi nhận kết quả. Chúng tôi nhận hồ sơ gia hạn, cấp mới từ khắp nơi trên nước Nhật. Nếu nơi ở của bạn xa cục xuất nhập cảnh địa phương hay bạn bận rộn phải đi làm và khó sắp xếp được thời gian xin nghỉ thì hãy nhấc máy gọi liền cho chúng tôi hay gửi yêu cầu của bạn qua Form câu hỏi nhé.
Hãy liên hệ với IMS nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan tới cư trú tại Nhật Bản, để hạn chế tối đa rủi ro và tiết kiệm thời gian của chính bạn.